Nội soi phế quản trong điều trị

Bệnh hô hấp

Nội soi phế quản là một kĩ thuật xem xét bên trong của khí phế quản nhờ một ống soi bằng kim loại (ống cứng) và ống bằng chất dẻo có dây dẫn sáng bằng sợi thuỷ tinh quang học (ống mềm).

Kĩ thuật nội soi phế quản được Gustave Killian thực hiện lần đầu tiên năm 1897 để gắp một mảnh xương lợn ở phế quản gốc phải của một bệnh nhân bị sặc thức ăn.

  • Ngay ngày đầu thế kỉ 20, kĩ thuật này đã được Chevalier – Jackson áp dụng bằng ống cứng.
  • Gần 70 năm sau, IKEDA (Nhật Bản) đã chế tạo ra ống soi mềm (năm 1967).

Nội soi phế quản dù là ống cứng hay ống mềm đều được xem như kĩ thuật quan trọng trong lâm sàng chẩn đoán bệnh lí phổi – phế quản.

Người ta chia ra 2 lĩnh vực trong nội soi:

  • Nội soi chẩn đoán
  • Nội soi điều trị về phương tiện tuy có khác nhau, nhưng chúng được tôn trọng theo từng bước của quá trình soi

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN

  • Giải thích cho bệnh nhân, mục đích của thủ thuật.
  • Tiến hành tiền tê bằng atropin 1/4 mg 2 ống tiêm dưới da: – Seduxen 10 mg 1 ống (nếu không có chống chỉ định) tiêm bắp.
  • Gây lê tại chỗ hầu họng thanh quản bằng Lidocain 5%
  • Gây mê toàn thân nếu phải gắp dị vật vì cuộc soi kéo dài.

PHƯƠNG TIỆN SOI

  1. Ống soi cứng

Dùng ống kim loại kiểu Chevaliei – Jackson, kích thước với người lớn thường là ống có đường kính 8 – 9 – 10 mm, độ dài 45 – 48 cm.

Nguồn sáng được truyền qua dây mềm bằng sợi thuỷ tinh với nguồn sáng lạnh.

Đây là 2 bộ phận cơ bản cần cho một cuộc soi bằng ống cứng.

Ngoài ra còn có:

T Máy hút áp lực âm để hút các dịch tiết phế quản.

  • Hệ thống dẫn khí oxy và dây dẫn.
  • Các phương tiện để lấy bệnh phẩm (kìm sinh thiết, kim chọc hút, chổi chải phế quản, dung dịch rửa phế quản và các lam kính).
  • Các thuốc và phương tiện chống choáng.
  1. Ống soi mềm

  • Là ống soi được cấu tạo bởi các sợi thuỷ tinh mềm dẫn sáng bằng nguồn sáng halogen hay xenon ở một đầu của ống
  • Có ống dài lm2

Đường kính ống soi có nhiều loại tuỳ theo hãng sản xuất, thường từ 3,5mm – 4,5mm – 5,5mm – 6mm

Tuỳ theo đối tượng nam hay nữ, vóc dáng mà chọn ống cho phù hợp.

  • Nguồn sáng lạnh và hệ thống dẫn sáng bằng sợi Ihuỷ tinh.
  • Màn hình, camera.
  • Các phương tiện lấy bệnh phẩm để xét nghiệm tế bào và tổ chức học bao gồm:

+ Kìm sinh thiết mềm các kiểu vằ các cỡ.

+ Kim chọc hút mềm phần kim loại thường là 1 – 1,3 cm.

+ Lam kính, ống đựng dịch làm xét nghiệm

NỘI SOI CHẨN ĐOÁN

  1. Mục đích

Dựa trên sự biến đổi bất thường của niêm mạc khí, phế quản, các tổn thương loét sùi, chảy máu ở trên đại thể quan sát được phối hợp với phân tích các mẫu bệnh phẩm thu được trong quá trình soi như sinh thiết chọc hút tổn thương bằng kim, dịch hút phế quản để đưa ra chẩn đoán xác định về phương diện tế bào học, tổ chức học và vi khuẩn học.

  1. Chỉ định

  • Ở những bệnh nhân trên lâm sàng và X quang nghi ngờ có u phổi – phế quản (kể cả u lành hay u ác)
  • Ho ra máu chưa rõ nguyên nhân
  • Ho kéo dài, ho khan điều trị không kết quả
  • Nghi ngờ có lỗ rò phế quản
  • Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  1. Chống chỉ định

  • Bệnh nhân yếu không chịu đựng được cuộc soi
  • Bệnh nhân không hợp tác với thầy thuốc trong soi
  • Có Tối loạn về cầm máu, đông máu
  • Có tổn thương cột sống cổ (với ống soi cứng là chống chỉ định tuyệt đối)
  • Có biểu hiện bệnh lí của hệ thống tim mạch (rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền, bệnh cơ tim, như nhồi máu cơ tim)

NỘI SOI ĐIỀU TRỊ

  1. Mục đích

Thông qua thủ thuật nội soi để lấy dị vật phế quản, giải phóng các trướng ngại của đường thở do u, sẹo, polyp của khí phế quản, các chất dịch ùn tắc phế quản.

  1. Chỉ định

  • Các bệnh nhân có triệu chứng sặc dị vật khí -phế quản
  • Các bệnh nhân có triệu chứng của u trong lòng phế quản gây bịt tắc đường thở.
  • Các tổn thương sẹo lồi gây hẹp sau đặt nội khí quản, mở khí quản.
  • Ùn tắc máu, mũi do áp xe phổi vỡ vào phế quản, ứ đọng dịch nhầy và máu sau đặt nội khí quản trong gây mê.
  • Đưa kháng sinh vào điều trị tại chỗ các tổn thương viêm nhiễm.
  • Gây tắc phế quản chọn lọc trong trường hợp ho máu nặng, hoặc tràn khí màng phổi tái phát.
  1. Các kĩ thuật được sử dụng trong nội soi điều trị

Lấy dị vật phế quản

Thường dùng ống soi cứng vì có ống soi lớn có thể quan sát và lấy dị vật dễ dàng, đôi khi cũng sử dụng ống mềm với các dị vật nhỏ hơn.

Kĩ thuật laser

Laser là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh: (Light Amplipication by Stimulated emission of Radiation)

Có 2 áp dụng của laser trong điều trị:

Photoradiation (sử dụng ánh sáng do laser phát ra để điều trị)

Phương pháp này có 2 bước:

+ Bước 1: Đưa vào tĩnh mạch của bệnh nhân một lượng hematoporphyrin làm cho tổ chức u dễ nhạy cảm với ánh sáng.

+ Bước 2: Đặt lên trên khối u nguồn laser với bước sóng 630 nanomet.

Các tế bào u, dưới tác dụng của các gốc tự do do laser tạo ra gây độc với tế bào u, khối u sẽ bị huỷ. Phương pháp này được áp dụng cho các khối u nhỏ.

Phương pháp cắt bằng laser

  • Dùng nguồn laser có đầu phát tia hồng ngoại đi kèm để hướng cho nguồn laser đi đúng hướng.
  • Dưới tác dụng của nguồn năng lượng cao do laser tạo ra để cắt các khối u lồi vào trong lòng phế quản. Tổ chức u dưới tác dụng của laser sẽ biến thành khói và hơi nước vì vậy phải có máy hút để dẫn lưu khói và nước cùng các chất dịch nhầy phế quản.

Biến chứng: vào khoảng 5 – 10%: Bỏng, chảy máu, thủng khí phế quản.

Áp lạnh (cryotherapie)

  • Áp dụng lần đầu tiên năm 1975.
  • Nguồn lạnh là nitơ lỏng ở nhiệt độ – 70°
  • Thời gian áp 10 – 15 phút tại khối u
  • Kĩ thuật này được sử dụng đối với các u phế quản ở gần, ở khí quản, làm đông các tế bào u, khối u hoại tử và được thải ra ngoài khi ho.
  • Tia xạ chọn lọc (endobrachioiherapie)
  • Người ta đưa qua ống soi vào tổ chức u một dây dẫn có gắn một nguồn phóng xạ.
  • Liều đầu tiên 50 giây.
  • Nguồn phóng xạ hay sử dụng là irridium 192 và cho áp tại u 10 – 15 phút sau đó rút sonde ra. Kĩ thuật này được áp dụng cho các u ở khí phế quản gần.

ENDOPROTHESE

Đây là phương pháp mới được áp dụng vào những năm 70. Bằng cách đưa vào trong khí phế quản một ống bằng chất dẻo, cứng, giữ cho lòng khí phế quản thông thoáng, tránh sự xâm lấn của tổ chức sùi hay tổ chức u vào lòng khí, phế quản.

  • Chỉ định:
  • Các sẹo lồi khí phế quản sau khi đã được sửa bằng laser hay áp lạnh.
  • Các khối u sùi ác tính đã được loại bỏ và chờ đợi phương pháp điều trị khác (hóa chất hay tia xạ) trong khi thể trạng bệnh nhân còn tốt.

Rửa phế quản (lavage)

  • Kĩ thuật này được Ramirez áp dụng đầu tiên ở những bệnh nhân bị protein phế nang.
  • Thường sử dụng ống mềm
  • Lượng dịch rửa từ 5 đến 10 lít mỗi lần.

Chỉ định:

+ Các nhiễm khuẩn mủ phế quản + Áp xe phổi vỡ vào phế quản + Hội chứng trào ngược Mendenson + Hen phế quản có ùn tắc dịch nhầy các phế quản.

Bệnh hô hấp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận