Lao sơ nhiễm – Triệu chứng, điều trị

Bệnh hô hấp

Định nghĩa

Là tập hợp những biểu hiện lâm sàng, thể dịch, và giải phẫu bệnh, khi lần đầu tiên cơ thể bị trực khuẩn lao xâm nhập, chủ yếu qua đường hô hấp.

Triệu chứng

Đa số trường hợp lao sơ nhiễm phổi xuất hiện ở tuổi trẻ em, lao sơ nhiễm thường âm thầm hoặc chỉ biểu hiện bởi những triệu chứng rất nhẹ: sốt nhẹ về buổi chiều, mệt, chán ăn, viêm phế quản, ho. Cũng có những thể ầm ĩ hơn, với sốt dao động quanh 38°c, và tình trạng toàn thân suy sụp nặng nề. Hiếm hơn, có thể sưng hạch bạch huyết rốn phổi, gây ra hội chứng chèn ép trung thất với ho kiểu ho gà và thở khò khè. Trực khuẩn lao lan tràn sớm ra toàn bộ cơ thể. Ban đỏ dạng nút và viêm giác-kết mạc bọng nước có thể đi kèm sơ nhiễm lao, nhất là ở đối tượng trẻ tuổi.

Ban đỏ dạng nút biểu hiện bởi những nốt ở dưới da (hạ bì), khá rắn, mối đầu có màu đỏ, rồi chuyển sang những gam mầu của một tổn thương dập phần mềm diễn biến qua các giai nối tiếp nhau. Những nốt dưới da này có thể đau tự phát hoặc khi ấn tay vào. Các nốt thường khu trú ở mặt trước cẳng chân và tự thoái triển sau khoảng 10 ngày.

Viêm kết-giác mạc bọng nước là một tổn thương sẩn nhỏ nằm ở vùng viền củng-giác mạc (vùng giới hạn giữa củng mạc và giác mạc), bao quanh bởi một vùng ban đỏ. Tổn thương này có thể thành sẹo hoặc loét ra và để lại một vẩy cá giác mạc.

Thể lao sơ nhiễm ngoài phổi (ở các cơ quan khác không phải là phổi) hiếm thấy. Người ta đã mô tả trường hợp lao sơ nhiễm ruột (do uống phải sữa bị nhiễm mycobacterium bovis), biểu hiện bởi những dấu hiệu giả viêm ruột thừa, và lao sơ nhiễm da chủ yếu xuất hiện trên một vết thương từ đó hình thành vết loét không đau, kèm theo với sưng hạch bạch huyết phụ thuộc của vùng da bị loét.

Thái độ với những người ở xung quanh một trường hợp mới bị bệnh lao

lao-so-nhiem

lao-so-nhiem-2

  1. Phòng bệnh bằng hoá chất (thuốc): 300 mg isoniazid mỗi ngày (10 mg /kg đối với trẻ em) trong 1 năm.
  2. Điều trị: liệu pháp hai thứ thuốc hoặc ba thứ thuốc theo phác đồ ngắn, kinh điển hoặc cách quãng.

Xét nghiệm cận lâm sàng: tìm trực khuẩn lao bằng cách cấy hoặc soi trực tiếp các bệnh phẩm như đờm, dịch thông dạ dày, phân, hoặc bệnh phẩm sinh thiết hạch bạch huyết.

Xét nghiệm vi khuẩn: trong trường hợp sơ nhiễm lao, rất hiếm khi có thể phát hiện được trực khuẩn trong đờm hoặc trong dịch thông dạ dày bằng soi trực tiếp hoặc cấy bệnh phẩm. Thường chỉ thấy được trực khuẩn lao trong trường hợp một hạch bạch huyết nhiễm lao vỡ vào trong phế quản (gọi là rò hạch- phế quản).

Phản ứng với tuberculin: chẩn đoán lao sơ nhiễm có thể được xác định khi thấy phản ứng tuberculin mới chuyển đổi từ âm tính sang dương tính, hoặc xét nghiệm này dương tính ở đối tượng trẻ tuổi chưa hề được tiêm chủng vaccin BCG. Thuyết minh đúng đắn kết quả của phản ứng tuberculin, đặc biệt ở những đối tượng đã được tiêm chủng BCG, trên thực tế là điều khó khăn chính trong việc chẩn đoán những trường hợp lao sơ nhiễm.

X quang: lao sơ nhiễm đặc hiệu bởi một săng lây nhiễm (vết tổn thương do vi khuẩn xâm nhập lần đầu tiên vào cơ thể gây ra ví như săng ở bệnh giang mai) và sưng hạch bạch huyết đi kèm, hai dấu hiệu này tạo nên hình ảnh của phức hợp sơ nhiễm.

  • Săng lây nhiễm (còn gọi là ổ Ghon): mới đầu xuất hiện một vùng thâm nhiễm có vẻ không đặc hiệu, hay thấy nhất là ở phần trên hoặc giữa của thuỳ dưới phổi phải, tạo thành một vết mờ hình tròn, không thuần nhất, với giới hạn không rõ nét, đường kính rất thay đổi. vết mờ này tự tiêu tan hoàn toàn trong đa số trường hợp, hoặc chuyển thành mệt nốt có đường kính từ 5 đến 20 mm, thường chứa những điểm calci hoá.
  • Sưng hạch bạch huyết đi kèm: thường có kích thước lớn hơn vết săng lây nhiễm và đôi khi khá to ở trẻ em, gây ra những dấu hiệu chèn ép trung thất hoặc xẹp phổi một thuỳ hoặc một phân thuỳ. Có thể có một vết viêm mạch bạch huyết nối giữa săng lây nhiễm với hạch đi kèm.

Chẩn đoán

Thường dựa vào hỏi bệnh thấy có hoàn cảnh lây nhiễm mới (trong gia đình, trường học, nghề nghiệp), và phản ứng với tuberculin mới chuyển đổi từ âm tính sang dương tính, đôi khi kèm theo những triệu chứng lâm sàng (sốt và ho) và dấu hiệu X quang (hình ảnh phức hợp sơ nhiễm).

Chân đoán phân biệt: phân biệt lao sơ nhiễm trước tiên với mọi trường hợp sốt do các nguyên nhân khác. Về phương diện X quang, cần phân biệt hình ảnh săng lây nhiễm với hình ảnh viêm phổi không điển hình, trong khi hình ảnh sưng hạch bạch huyết đi kèm phải phân biệt với những trường hợp sưng hạch bạch huyết trung thất không phải lao (xem: chèn ép trung thất).

Diễn biến, biến chứng và tiên lượng

  • Khỏi bệnh và thành sẹo:trong đa số trường hợp, săng lây nhiễm tự tiêu tan hoàn toàn, để lại sẹo nhưng không nhìn thấy được trên phim X quang hoặc nhìn thấy như một vết vôi hoá.
  • Tồn tại một nốt nhỏ từ 5 đến 20 mm, thường chứa các điểm vôi hoá. Những nốt nhỏ này cũng như những sẹo khác không nhìn thấy trên phim X quang đều có thể là nơi ẩn náu của trực khuẩn Koch mang độc tính trong nhiều năm, và có thể gây ra tái nhiễm từ ngay bên trong cơ thể.
  • Hạch bạch huyết đi kèm sưng rất to:là nguyên nhân hiếm thấy của hội chứng chèn ép trung thất, của hẹp phế quản với xẹp phổi thuỳ hoặc phân thuỳ.
  • Thâm nhiễm phổi:vết săng lây nhiễm bị bã đậu hóa và tạo thành một vùng thâm nhiễm phổi ít nhiều mờ đậm và to nhỏ khác nhau. Vùng bã đậu hoá này có thể trở nên rỗng và tạo thành hang lao.
  • Lan tràn theo đường phế quản: cấc ổlao mối xuất hiện ở các phần khác của phổi có thể do trực khuẩn ở trong chất bã đậu lọt vào trong phế quản từ một vết sáng lây nhiễm bị bã đậu hoá hoặc từ một hạch đi kèm bị bã đậu hoá. Nếu tìm thấy trực khuẩn lao trong dịch tiết của phế quản, thì phải nghĩ tới trường hợp rò hạch bạch huyết- phế quản và tìm tổn thương này bằng soi phế quản ống mềm.
  • Viêm phổi bã đậu:thường thấy ở những trẻ em yếu, thiếu dinh dưỡng.
  • Lan tràn theo đường máu:

+ Bệnh lao kê: là do trực khuẩn xâm nhập ở ạt vào dòng máu tuần hoàn (vỡ một củ lao vào một tĩnh mạch phổi hoặc vào ống ngực).

+ Lan tràn tới màng não, thận, màng phổi, phúc mạc, xương, các khớp xương. Các đỉnh phổi, kém được tưới máu, là nơi dễ bị lao lan tràn tối theo đường máu, tạo thành những ổ thâm nhiễm dạng nốt cực nhỏ, hoặc còn gọi là ô Simon, mà sau nhiều năm tiềm tàng vẫn có thể tái hoạt động trở lại.

Điều trị

Bắt buộc phải điều trị bất kỳ trường hợp lao sđ nhiễm nào nhằm làm cho tổn thương sơ nhiễm hết vi khuẩn hoàn toàn càng nhanh càng tốt, và để tránh những biến chứng tức thời cũng như biến chứng muộn (vi khuẩn tái hoạt động trở lại).

  • Nếu phản ứng bì chuyển đổi từ âm tính sang dương tính và có các dấu hiệu lâm sàng và ỉ hoặc X quang(điều trị như trường hợp bệnh lao phổi cộng đồng).
  • Nếu riêng phản ứng bì chuyển đôi từ âm tính sang dương tính mà không có dấu hiệu lâm sàng và ỉ hoặc X quang:phòng bệnh bằng hoá chất (bằng thuốc): cho isoniazid từ 6-12 tháng.
  • Tìm những trường hợp bị lây nhiễm trong số những người sống gần người mang trực khuẩn lao: người trong gia đình của đối tượng bị nhiễm lao, đồng nghiệp cùng làm việc hoặc bạn hay gặp gỡ đều phải là những đối tượng điều tra (phản ứng bì với tuberculin, và chụp X quang lồng ngực), với mục đích không những chỉ để phát hiện những bệnh nhân khác, mà nhất là để phòng bệnh bằng hoá chất (bằng thuốc) cho những đối tượng mới bị nhiễm trực khuẩn, nhằm làm giảm số lượng những trường hợp bị trực khuẩn lao tái hoạt động trở lại về sau.

Bệnh hô hấp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận