Điều trị các bệnh lý của da bằng phương pháp lăn kim

Bệnh da liễu

I.  ĐỊNH NGHĨA

Phương pháp lăn kim là liệu pháp dùng kim siêu nhỏ điều trị một số bệnh da, giúp tăng cường tác dụng của các sản phẩm sử dụng bôi ngoài da và tăng cường sản xuất collagen, elastin,… góp phần làm tái tạo da.

II.  CHỈ ĐỊNH

  • Rám má, tàn nhang
  • Sẹo lõm do trứng cá, thuỷ đậu.
  • Lỗ chân lông giãn to
  • Rạn da
  • Nhăn da, chống lão hoá.
  • Rụng tóc.

III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Dị ứng với sản phẩm thuốc gây tê bề mặt (lindocain).
  • Da kích ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc có tổn thương vùng cần điều trị.
  • Bệnh nhiễm trùng, chấn thương ngoài da vùng cần điều trị.
  • Trứng cá đang viêm đỏ.
  • Xuất huyết trên da mặt.
  • Các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến toàn trạng và có tổn thương da (ung thư da, tăng huyết áp, HIV/AIDS,…).
  • Vừa thực hiện phẫu thuật, thủ thuật gây chấn thương vùng da mặt chưa hồi phục (đốt laser, cắt nốt ruồi,…).

IV.  CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Điều dưỡng/kỹ thuật viên và bác sĩ.

2.  Dụng cụ

  • Kim lăn (mỗi người bệnh 1 kim riêng, cỡ kim tuỳ theo chỉ định của bác sĩ): 1 chiếc
  • Bộ dụng cụ (bát thuỷ tinh, mút rửa mặt, mũ đội đầu, bông gạc, kẹp phẫu tích,…) để làm sạch da mặt, sát khuẩn ngoài da: 1 bộ
  • Sữa rửa mặt (tuỳ theo từng loại da): 3 ml
  • Thuốc tê bề mặt: 1- 2 ml/mg
  • Cồn 700, nước muối sinh lý 0,9%.
  • Sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc: 1 ống

3.  Người bệnh

Người bệnh được giải thích cụ thể về tác dụng, giá thành của phương pháp lăn kim.

V.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Người bệnh được nằm trên giường, đội mũ che kín tóc.
  • Rửa sạch mặt cho người bệnh.
  • Bôi kem hoặc xịt thuốc gây tê bề mặt vùng cần điều trị.
  • Lau sạch thuốc tê và sát khuẩn vùng cần điều trị.
  • Bác sĩ tiến hành phương pháp lăn kim vùng cần điều trị.
  • Bôi sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc lên vùng lăn

VI.  THEO DÕI

  • Theo dõi tình trạng dị ứng, kích ứng, xuất huyết trong và sau quá trình làm thủ thuật.
  • Đánh giá hiệu quả điều trị 2 tuần/lần dựa vào máy chụp và phân tích

VII.  XỬ TRÍ TAI BIẾN

Xử trí các trường hợp bị dị ứng hoặc kích ứng với các sản phẩm sử dụng ngoài da.

Bệnh da liễu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận