Điều trị bệnh da bằng laser CO2

Bệnh da liễu

I.  ĐỊNH NGHĨA

Điều trị bệnh da bằng laser CO2 là kỹ thuật sử dụng chùm tia có bước sóng 10600 nm làm bốc bay tổ chức da bệnh lý.

II.   CHỈ ĐỊNH

  • Các u lành tính ở
    • Hạt cơm.
    • U nhú.
    • U ống tuyến mồ hôi.
    • U xơ thần
    • U biểu mô nang lông.
    • Mũi sư tử.
    • U vàng kích thước dưới 0,5cm.
    • U bạch mạch.
    • Dày sừng da dầu.
    • Sùi mào gà.
    • Sẩn cục.
    • Bớt sùi.
    • U mềm treo (skin tags).
    • U mạch sừng hóa.
  • Viêm da thần kinh
  • Các bệnh da nhiễm khuẩn: nấm sâu, lao da, u hạt nhiễm khuẩn.
  • Các u ác tính ở da không có chỉ định phẫu thuật:
  • Bệnh Bowen.
  • Bệnh Paget.
  • Ung thư tế bào đáy thể nông.

III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Chống chỉ định tuyệt đối:
    • Mới ngừng sử dụng isotretinoin dưới 6 tháng.
    • Vùng da điều trị nhiễm vi khuẩn/virus.
  • Chống chỉ định tương đối.
    • Tiền sử mắc sẹo lồi hay sẹo quá phát.
    • Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím.
    • Vùng da điều trị đã chiếu tia xạ.

VI. CHUẨN BỊ

  1. Người thực hiện
    • Bác sĩ: 1 người
    • Điều dưỡng viên: 1 người

2.  Dụng cụ

  • Máy laser CO2.
  • Bàn thủ thuật.
  • Bàn để dụng cụ.
  • Hệ thống hút khói.
  • Bộ dụng cụ vô khuẩn:
    • Bơm tiêm áp lực.
    • Kẹp phẫu tích.
    • Kẹp cầm máu.
    • Kéo thẳng.
  • Thuốc và vật tư tiêu hao:
    • Dung dịch sát khuẩn povidin 10%.
    • Nước muối sinh lý 9%.
    • Thuốc tê xylocain 1%-2%.
    • Gạc vô khuẩn.
    • Bông khô.
    • Găng vô khuẩn.
    • Băng urgo.
  • Băng dính.
  • Băng cuộn.
  • Acid acetic 5%.

3.  Người bệnh

  • Tư vấn và giải thích cho người bệnh:
    • Sự cần thiết của điều trị.
    • Các bước tiến hành điều trị.
    • Các biến chứng có thể xảy
  • Kiểm tra:
    • Hỏi tiền sử dị ứng, đặc biệt thuốc tê.
    • Tiền sử có mắc bệnh herpes da-niêm mạc.
    • Các bệnh rối loạn đông máu.
    • Sử dụng các thuốc chống đông.
    • Các bệnh mạn tính: hen phế quản, các bệnh tim mạch, tiểu đường.

4.  Hồ sơ bệnh án

  • CHỈ ĐỊNH của bác sĩ và phiếu điều trị.
  • Kiểm tra phiếu xét nghiệm (nếu cần).

V.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Nơi thực hiện

Phòng tiểu phẫu.

2.  Chuẩn bị người bệnh

Tư thế người bệnh thoải mái, thuận lợi cho tiến hành thủ thuật.

3.  Người thực hiện

  • Mặc áo phẫu thuật, đội mũ và khẩu trang, đeo kính bảo hộ.
  • Rửa tay và đeo găng vô trùng.

4.  Tiến hành thủ thuật

  • Sát khuẩn da vùng điều trị.
  • Gây tê tại chỗ.
  • Chọn công suất phù hợp với từng loại thương tổn.
  • Bốc bay tổ chức theo từng lớp.
  • Lau sạch thương tổn đốt bằng dung dịch nước muối rửa 9%.
  • Sát khuẩn bằng dung dịch povidin 10%.
  • Đắp gạc urgo
  • Băng thương tổn bằng gạc vô khuẩn.

Chú ý:

  • Để máy ở chế độ chờ khi không sử dụng.
  • Không sử dụng cồn và chất dễ cháy nổ.

VI.  THEO DÕI

  • Toàn trạng.
  • Chảy máu.

VII.  XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Sốc: xử trí theo phác đồ.
  • Chảy máu: băng ép hoặc cầm máu bằng dao điện.
  • Nhiễm khuẩn: kháng sinh tại chỗ và toàn thân (nếu cần).

Bệnh da liễu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận