Điều trị ỉa chảy cấp nhiễm khuẩn

Bệnh Cấp cứu

Vũ Văn Đính

ĐẠI CƯƠNG

Đặc điểm:

  • Thường xảy ra sau một bữa ăn đặc biệt, nhiều khả năng dễ bị nhiễm khuẩn.
  • ỉa chảy cấp không có biến chứng nhưng kéo dài quá 48 giờ cần được vận chuyển trên ô tô cấp cứu thường đến bệnh viện, ỉa chảy cấp có biến chứng phải được vận chuyển trên xe có trang bị y tế đến bệnh viện.

Chẩn đoán:

  • ỉa chảy tuy không nhiều nhưng có thể gây sốc nhiễm khuẩn.
  • ỉa chảy như nước vo gạo lượng rất nhiều: Nghĩ đến tả. Mọi ỉa chảy cấp cần được cấy phân.
  • Hai loại:

+ Do ngoại độc tố tụ cầu, ỉa chảy xuất hiện ngay sau bữa ăn khoảng 2 giờ. Thường không có sốt.

+ Do vi khuẩn Salmonella, shigella,… ỉa chảy sau khi ăn 6 – 12 giờ.

  • Dễ gây sốc nhiễm khuẩn, cần cấp cứu ngay.

XỬ TRÍ

  • Không có biến chứng sốc nhiễm khuẩn hoặc sốc mất nước mất muối. Uống Oresol: 1 – 2 lít
  • Có biến chứng:

+ Hồi phục nước điện giải qua đường tĩnh mạch.

+ Truyền dịch dựa vào áp lực TMTT: Ringer lactat

  • Xử trí nguyên nhân:

Salmonella, shigella: Ciprofloxacin (Ciprobay 500 mg X 2 viên/ngày)

  • Tả: Doxycylin (Vibramycin): 0,100 g ngày đầu 2 viên, ngày sau 2 viên
  • Chữa triệu chứng: Spasfon 80 mg uống 1 viên.

Imodium 2 mg uống 1 – 2 viên.

Bệnh Cấp cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận