Sơ cứu điện giật

Bệnh Cấp cứu

Điện giật gây tổn thương trực tiếp lên các cơ quan của cơ thể do tác dộng của dòng điện, có hoặc không kèm theo chấn thương do ngã.

Các tổn thương của cơ quan bao gồm:

  • Tim: ngừng tim, rung thất,…
  • Phổi: ngừng thở, phù phổi, tràn máu tràn khí màng phổi,…
  • Thần kinh: hôn mê, co giật,…
  • Thận: suy thận.
  • Da: bỏng da tại chỗ
  • Các tổn thương thứ phát do ngã: gãy xương, giập cơ, chấn thương ngực,…

Cấp cứu ban đầu:

Nguyên tắc  là cấp cứu tại chỗ, khẩn trương, đúng phương pháp.

  • Nhanh chóng ngắt nguồn điện (tránh chạm vào nạn nhân khi nguồn điện chưa được cắt).
  • Tiến hành ngay các biện pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn nếu nạn nhân ngừng tim, ngừng thở.
  • Cố định cột sống cổ, sơ cứu các chấn thương nguy hiểm (gãy xương, bỏng,…) nếu có.
  • Truyền dịch nếu có tụt huyết áp.
  • Cấp cứu ngừng tuần hoàn liên tục cho đến khi có hỗ trợ. Nếu nạn nhân có mạch huyết áp ổn định, tự thở thì có thể chuyển tuyến trên.
  • Tiếp tục theo dõi mạch, nhịp thở vì bệnh nhân có thể ngừng tuần hoàn trở lại trong khi vận chuyển.

Bệnh sinh

Hiệu quả của dòng điện trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:

  • Tính dẫn điện ở da (tăng lên khi da ẩm, ướt).
  • Hiệu thế của dòng điện: dòng điện xoay chiểu, 220V có thể giật chết người. Dòng điện cao thế có thể gây hoại tử mô.
  • Cường độ dòng điện: những dòng điện có cường độ thấp gây ra rối loạn nhịp tim, trong khi dòng điện có cường độ cao gầy bỏng và những tổn thương thần kinh vì nhiệt lượng do dòng điện sinh ra.
  • Thời gian dòng điện đi qua (truyền qua) cơ thể: nếu nạn nhân bị hút lâu vào nguồn điện thì có thể bị bỏng nặng.
  • Dòng điện một chiều và tần số của dòng điện xoay chiều: với cùng cường độ và hiệu thế, thì dòng điện một chiều (liên tục) ít nguy hiểm hơn so với dòng xoay chiều 50-60 Hz. Dòng điện một chiều có xu hương gây ra co giật và đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện, còn dòng điện xoay chiều thì lại gây co cứng cơ và nạn nhân sẽ bị “hút” (bám chặt) vào nguồn điện.
  • Đường truyền của dòng điện: đường truyền của dòng điện qua tim là nguy hiểm nhất ví dụ những “tai nạn trong lúc tắm”, khi nạn nhân chân không bị ướt chạm vào nguồn điện.

Triệu chứng

  • Gây co cứng cơ ngắn và loạn nhịp tim lành tính, thoáng qua (ngoại tâm thu, rung nhĩ ): khi bị giật bởi dòng điện có cương độ thấp, dưới 80 miliampe nếu là dòng một chiều, và dưới 15 miliampe nếu là dòng xoay chiều tần số 50-60 Hz.
  • Gây co cứng cơ kéo dài, nguy hiểm vì gây ngạt thở, có khả năng rối loạn nhịp tim nặng, rung thất, ngừng tim: bắt đầu từ 80-100 miliampe đội với dòng điện xoay chiều 50-60 Hz, và từ 300-500 miliampe đối vơi dòng điện một chiều.
  • Bỏng tới độ 3, có thể lan rộng vào chiều sâu: thường do dòng điện có cường độ cao gây ra.
  • Biểu hiện muộn: liệt mềm hai chi dưới, mất cảm giác trong vòng 24 giờ, co giật, co đồng tử, nhồi máu cơ tim.

Điều trị

Ngắt sự tiếp xúc giữa nguồn điện với nạn nhân càng nhanh càng tốt, bằng những dụng cụ cách điện (găng tay bằng cao su, giầy có cách điện, V..V..), ngắt nguồn điện. Thăm dò những dấu hiệu sống còn ở nạn nhân: bắt mạch cảnh, quan sát hô hấp, mức độ tri giác.

Trong trường hợp nạn nhân bị ngừng tim-ngừng hô hấp thì xoa bóp tim ngoài lồng ngực và thông khí hỗ trợ (xem: ngừng tim-ngừng hô hấp)

Dự phòng: lắp đặt điện chu đáo an toàn, bao gồm những chỗ ngắt điện, thông tin về những quy tắc phải tuân thủ.

Bệnh Cấp cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận